Bộ Wa fuku hay còn gọi là Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản. Sau phong trào Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng nó mới được gọi là Wa fuku để phân biệt với các trang phục của Phương Tây du nhập vào Nhật Bản lúc đó.

 

Nhật Bản là một đảo quốc nằm trên biển Thái Bình Dương với khí hậu quanh năm ẩm ướt nên người Nhật Bản thích mặt những trang phục rộng rãi. Đặc điểm của bộ Wa fuku là ống tay áo rộng, xẻ vạt với dải dây lưng to bản bó sát thân người. Wa fuku có nhiều loại khác nhau nhưng điển hình nhất vẫn là loại Wa fuku được tạo nên từ 4 bộ phận là Naga kimono, Obi, Haori, Êri.

 

Naga kimono là bộ phận chủ yếu một bộ Wa fuku. Nó thực chất là áo vạt dài có ống tay rộng.


 

Kiểu áo Wa fuku truyền thống thường có phần Haori choàng bên ngoài. Về kiểu cách, áo choàng Haori giống như Naga kimono nhưng ngắn hơn một chút, trước đây để thể hiện dòng dõi quý tộc, nhiều gia đình giàu có ở Nhật thường in hay thêu ký hiệu riêng của gia tộc mình trên ống tay hay sau lưng áo Haori. Người Nhật Bản gọi những chiếc áo này là Bunfu Haori.

 

Êri là phần chính của bộ lễ phục Wa fuku, nó được may giống như một chiếc váy với nhiều nếp gấp khá cầu kì.

 

Ngoài ra bộ Wa fuku không thể không có chiếc đai lưng, người Nhật gọi nó là Obi, những chiếc Obi trước kia rất mảnh, rộng khoảng 2 tấc và dài 6,5 thước, khi mặc thắt nút ở trước bụng. Đến thời đại Momo Yama, phụ nữ Nhật Bản không thích mặc váy nữa, vì khi mặc Wa fuku đai lưng thò ra ngoài.

 

Sau này do chịu ảnh hưởng của trang phục Trung Quốc, khi thiết kế Wa fuku người ta cách điệu chiếc Obi thành hình ống và những nếp ghép tinh xảo. Vào những năm Gen Ryoku, người dân Nhật Bản đã trở nên giàu có hơn, họ bắt đầu thắt những chiếc Obi bằng lụa quý thêu điểm một vài bông hoa, có chiều rộng 5,6 thốn. Đồng thời để giấu đi nút thắt Obi ngày nay. Đối với mỗi người dân Nhật Bản , Obi không chỉ đơn thuần là chiếc thắt lưng mà nó trở thành một thứ đồ trang sức làm tôn thêm vẻ đẹp trên mổi bộ trang phục dân tộc Wa fuku.

 

Về cách buộc Obi, theo con số thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay có tới 280 kiểu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là kiểu thai cổ. Đây là kiểu thắt chúng ta thường nhìn thấy sau lưng áo Wa fuku của các phụ nữ Nhật ngày nay, khi thắt người ta đệm thêm một cái lõi bằng giấy, thoáng nhìn Obi giống như một chiếc hộp vuông xinh xắn. Về sau có lẽ để tiết kiệm thời gian, ở Nhật đã xuất hiện những chiếc Obi thắt sẳn rất tiện lợi, trong đó dược sử dụng rộng rãi hơn cả là kiểu Obi Gaiyo và Bunka tai. Chiếc Obi không thể là một thứ đồ trang sức cần thiết trên mỗi bộ Wa fuku, mà đối với người dân Nhật Bản, nó là còn một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc thể hiện phong các người Nhật.

 

Để may một bộ wa fuku cần phải tốn rất nhiều thời gian để chỉnh sửa cho vừa và đẹp. Thường thì khi chuẩn bị vải, người ta không lấy số đo thân người mà cắt cả tấm, sau đó tiến hành may và sửa luôn trên người. Đây chính là nét độc đáo trong văn hóa phục trang mà người Nhật thường tự hào nói tới.